BẢO TRÌ HỆ THỐNG TƯỚI CHO CÂY TRỒNG.
Để các máy móc và thiết bị nói chung trong hệ thống tưới cho cây trồng hoạt động một cách có hiệu quả và bền bỉ thì việc bảo trì, bảo dưỡng và vệ sinh hehẹ thống định kỳ là một việc hết sức quan trọng. Điều này nhằm giúp hệ thống tránh được các hỏng hóc, tắc nghẽn toàn bộ hệ thống hoặc các sự cố không mong muốn xảy ra trong quá trình hoạt động.
Công việc bảo trì sẽ gồm nhiều bước khác nhau và trong nhiều thời gian khác nhau để đảm bảo kiểm tra toàn bộ và xử lý sớm những sự cố xảy ra với các thiết bị được lắp đặt trong hệ thống.
1.Những công việc trong bảo trì hệ thống tưới:
– Kiểm tra máy bơm, động cơ, dầu bôi trơn
– Kiểm tra bệ máy về tính ổn định và độ ăn mòn
– Đảm bảo sự chắc chắn của các bulong
– Xem xét mức độ sạch sẽ của những thiết bị lọc tự động
– Kiểm tra đường ống, thiết bị an toàn, hệ thống điện, hệ thống điều khiển…
– Các van cũng là bộ phận quan trọng cần được kiểm tra để đảm bảo hệ thống luôn hoạt động tốt
– Kiểm tra lượng nước ở các đầu tưới, vòi tưới,…
– Kiểm tra một số chi tiết khác như độ ồn – độ rung của máy bơm; thiết bị đo lưu lượng; nhiệt độ vận hành của động cơ…
2. Bảo trì hệ thống tưới:
a. Hệ thống điện:
– Kiểm tra toàn bộ hệ thống dây dẫn xem có bị hở, đứt không
– Nếu hệ thống vận hành tự động hay kiểm tra bộ điều khiển trung tâm, tủ trung gian, các rơle, van điện từ …
– Các tiếp điểm, đầu nối của hệ thống dây dẫn điện, cuộn từ của van điện từ…..
b. Máy bơm:
– Thường xuyên kiểm tra điều kiện về điện áp và nhiệt độ máy bơm, theo dõi khả năng làm việc của máy bơm thông qua đồng hồ đo áp lực nước;
– Kiểm tra dầu, mỡ máy bơm xem có sạch không
– Các bu lông, ốc vít có bị lỏng hoặc ăn mòn không
– Các tiếp điểm, đầu nối của dây dẫn điện với máy bơm, động cơ có chắc chắn không
– Trong thời gian chạy máy bơm hoặc động cơ có phát sinh gì bất thường không. Ví dụ: tiếng ồn, độ rung, áp suất nước…
– Tuân thủ quy trình vận hành sửa chữa máy bơm của nhà sản xuất. Khi các linh kiện bị hỏng cần thay thế ngay bằng các linh kiện tương ứng, đảm bảo chất lượng.
c. Bộ hẹn giờ tưới tự động:
– Cần kiểm tra nguồn pin và điện cấp cho bộ hẹn giờ, thay pin định kỳ 6 tháng – 1 năm/ Lần.
– Kiểm tra quá trình vận hành của hệ thống qua bộ hẹn giừo có trùng khớp với quá trình cài đặt trước đó hay không. Nếu có sai lệch, cần tiến hành cài đặt lại thời gian tưới cho phù hợp.
b. Thiết bị lọc nước:
– Cần được kiểm tra và xúc rửa định kỳ hoặc hệ thống có hiện tượng tắc (Khi chỉ số đồng hồ đo áp lực giảm xuống).
– Thiết bị lọc phải thường xuyên được rửa sạch, tánh làm cho hạt bùn cát dễ đẩy qua và đưa vào đường ống và các vòi tưới, đầu tưới nhỏ giọt. Tháo và cọ bẩn màng lọc trung bình 2 tháng/ lần, nếu nguồn nước có nhiều cặn thì cs thể rút làm 1 tháng/ lần.
– Việc thay rửa thiết bị lọc nước được tiến hành khi đồng ho đo áp lực trước và sau thiết bị lọc chênh nhau từ 0.3 Bar đến 0.5 Bar. Các phương pháp thay rửa có thể tùy theo từng yêu cầu của thiết bị lọc.
c. Hệ thống đường ống nước:
– Sau một vụ tưới phải mở các van cuối đường ống chính, ống nhánh và mở tất cả điểm đầu cuối của đường ống cấp cuối cùng để thau rửa sạch đường ống.
– Cách thau rửa:
+ Đóng van các ống nhánh, mở nắp cuối ống chính và tiến hành tháo nước thau rửa ống chính;
+ Sau khi thau rửa ống chính xong, khóa nắp cuối ống chính và mở các van nhánh để thau rửa ống nhánh và dây tưới;
+ Việc thau rửa được tiến hành cho từng cấp ống; thời gian thau rửa khoảng 15 phút;
+ Nếu cần thiết có thể sử dụng hoá chất hỗ trợ như Clo, axit Phosphoric 32 % để thau rửa đường ống theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
d. Các loại đồng hồ áp lực, đo lưu lượng:
Kết thúc mùa tưới tiến hành bảo dưỡng, điều chỉnh hệ thống đồng hồ đo.
e. Vòi tưới và dây tưới nhỏ giọt:
– Thường xuyên kiểm tra vòi tưới và dây tưới nếu lưu lượng giảm hoặc không đều có thể bị tắc;
– Khi xảy ra trường hợp bị tắc nghẹt, cần lấy mẫu nước đầu vòi tưới để xác định nguyên nhân gây tắc nghẹt và xử lý theo qui trình hướng dẫn của nhà sản xuất;
– Nếu ống tưới bị đứt, vỡ do quá trình canh tác, cần tiến hành nối hoặc thay kịp thời;
– Nếu hệ thống nhà bạn là hệ thống béc tưới nhỏ giọt hoặc dây nhỏ giọt. Thường hệ thống sẽ có các lỗ phun rất nhỏ vì vậy rất dể bị tắc do cát, cặn bẩn trong nước hoặc bị cặn trong đường ống sau một quá trình bạn dùng phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật. Nên thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của các đầu nhỏ giọt và lưu lượng nước chảy ra có đồng đều.Lưu lượng giảm dần qua một vài lần tưới chứng tỏ vòi bị tắc cần xử lý ngay. Đông thời, cần kiểm tra lại chất lượng nước xem có chât slắng động của hóa chất sắt, muối can xi và lắng đọng bùn cát, sinh vật.
– Định kỳ 3 tháng một lần xả ống nhỏ giọt để đẩy các chất cặn bẩn, kết tủa trong ống và đầu nhỏ giọt ra ngoài, mỗi lần xả ống nhỏ giọt mở không quá 5 đầu bịt cuối dây nhỏ giọt và mở trong thời gian từ 3 ÷ 5 phút, sau đó đóng lại và tiếp tục mở 5 hàng ống kế tiếp.
Để được tư vấn và giải đáp về yêu cầu kỹ thuật về bảo trì, bảo dưỡng hệ thống tưới cho cây trồng. Quý khách hàng có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP KAIZEN
Văn phòng: Số 15 – NV8, Tổng cục 5 – Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.
Hotline: 086 6030909 – 086 9098080 (Facebook, Zalo, whatsApp,…)
Website: www.kaizenagri.com