MÔ HÌNH TƯỚI NHỎ GIỌT CHO CÂY TIÊU.

MÔ HÌNH TƯỚI NHỎ GIỌT CHO CÂY TIÊU.

12/10/2022 admin

ĐẶC ĐIỂM CỦA HỒ TIÊU TẠI VIỆT NAM

 

               

 

         Hồ tiêu Việt Nam có diện tích khoảng 73.500ha, năng suất bình quân 2,16 tấn khô/ha, đứng thứ ba trên thế giới về diện tích, thuộc vào nhóm các nước có năng suất  cao nhất. Hồ tiêu được trồng từ tỉnh Nghệ An vào các tỉnh phía Nam, vùng Tây Nguyên chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,6% diện tích. Câu tiêu đang đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho các vùng đất này.

 

         Cây hồ tiêu trồng chủ yếu trên đất dốc, là một loại dây leo có hoa, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ, trồng để lấy quả và hạt, dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi. Giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây tính từ khi trồng đến hết năm thứ 3, giai đoạn kinh doanh (bắt đầu cho thu hoạch) từ năm thứ tư trở đi; cây ra hoa tháng 5-6, thu hoạch vào tháng 3-4 năm sau. Cây hồ tiêu kinh doanh có 2 giai đoạn sinh lý khác biệt: giai đoạn phân hóa mầm hoa (người dân thường gọi là giai đoạn siết nước) và giai đoạn ra hoa, tạo quả, thu hoạch; giai đoạn phân hóa mầm hoa từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 5, giai đoạn này có sự phân hóa mầm hoa để phát triển thành hoa, chuyển quá trình sinh trưởng dinh dưỡng sang quá trình sinh thực (ra hoa kết quả), sau đó cây ra hoa tạo quả thu hoạch từ giữa tháng 5, đầu tháng 6 đến tháng 3 năm sau. Cây hồ tiêu có nhu cầu nước không giống các loại cây trồng khác, đó là giai đoạn phân hóa mầm hoa không cần tưới từ 30-45 ngày, hoặc tưới 1 lượng rất nhỏ khi khô hạn kéo dài, ngược lại bất kỳ trong thời đoạn nào, nếu độ ẩm trong đất bão hòa sẽ là điều kiện thuận lợi cho bệnh chết nhanh phát triển, do vậy việc cấp nước tưới cho cây rất chú ý các đặc trưng trên.

 

         Tuy nhiên hiện nay, việc trồng và chăm sóc cây tiêu chủ yếu chưa được tối ưu và chưa đat hiệu quả cao do các phương pháp canh tác truyền thống, chi phí canh tác cao, năng suất không được cải thiện. Một trong những chí phí cần đầu tư nhiều nhất là do phương pháp tưới đang áp dụng cho cây tiêu theo phương pháp truyền thống là tưới dí, tưới phun nước để tưới cây gây hao nước, tốn điện, tốn dầu, mất nhiều chi phí nhân công và lượng nước tưới cho mỗi cây là không đồng đều.

 

         Chính vì thế mà các mô hình tưới nước nhỏ giọt cho cây tiêu đang được bà con áp dụng nhờ sự phát triển của nghành nông nghiệp thông minh. Đây đang được coi là công nghệ tưới có nhiều ưu điểm vượt trội như tiết kiệm nước tưới, lượng nước được phân bố đồng đều, giảm công chăm sóc, có thể kết hợp bón phân hoạc bón thuốc cùng hệ thống tưới, đặc biệt là gia tăng năng suất và chất lượng của tiêu.

 

ƯU ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TƯỚI NHỎ GIỌT CHO CÂY TIÊU

 

               

 

  • Thứ nhất: Tăng năng suất của cây tiêu lên nhờ được chăm sóc tốt, đất luôn được giữ ẩm để rễ cây tiêu có thể phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó nhờ bón phân liên tục, đều đặn mà năng suất tăng lên từ 30 – 50% so với không dùng hệ thống tưới nhỏ giọt.

  •  Thứ hai: Tiết kiệm thời gian tưới, so với phương pháp truyền thống thì trung bình để tưới 1ha phải mất 4 ngày nhưng với tưới nhỏ giọt chỉ mất 4 – 5h/ha.

  • Thứ ba: Tiết kiệm lượng nước tưới cho cây tiêu. Theo phương pháp truyền thống để tưới cho 1ha cần 300m3 cho 1 lần tưới. Còn tưới nhỏ giọt chỉ cần khoảng 60m3.

  • Thứ tư: Hiệu quả trong bón phân, thuốc BVTV. Theo kiểu truyền thống thì thường phải làm bồn để tưới và bón phân, do đó độ ẩm đất ở trong bồn lúc nào cũng cao do tưới nhiều nước trên 1 lần nước trong mùa khô và ứ đọng nước trong mùa mưa. Đối với phương pháp tưới nhỏ giọt thì không phải làm bồn nên tránh được hiện tượng này. Bên cạnh đó do cây luôn giữ độ ẩm vừa phải nên tránh được bệnh nấm, sâu bệnh hại do môi trường ẩm quá cao gây ra.

  • Thứ năm: Tiết kiệm lượng phân bón. Khi sử dụng phương pháp truyền thống thường phải mất 5 tấn/ha/năm. Khi chuyển sang tưới nhỏ giọt sử dụng phân hòa tan theo nước chỉ mất khoảng 1,2 tấn/ha/năm. Vừa tiết kiệm được lượng phân bón vừa tiết kiệm được chi phí nhân công bón phân.

  • Thứ sáu: Khi áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây tiêu, bà con sẽ tiết kiệm được lượng nước, tiết kiệm chi phí nhân công, tiết kiệm lượng phân bón, tiết kiệm được thuốc BVT, cây phát triển tốt hơn mang lại năng suất cao hơn. Từ đó sẽ tăng thu nhập từ cây tiêu của bà con lên 30 – 40% so với sử dụng phương pháp tưới truyền thống.

GIẢI PHÁP TƯỚI NHỎ GIỌT CUỐN GỐC CHO CÂY TIÊU

 

         

 

         Trải qua quá trình làm mô hình hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây tiêu của một số bà con vùng Tây Nguyên. KaizenAgri xin chia sẻ một số kinh nghiệm và cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây tiêu Từ đó bà con có thể định hướng, cũng như tính toán cho vườn tiêu của mình.

 

         Trong các giải pháp tưới nhỏ giọt thì tưới nhỏ giọt cuốn quanh gốc được đánh giá là hình thức tưới nhỏ giọt phổ biến hiện nay. Hình thức này thường được áp dụng cho các loại cây trồng có khoảng cách tương đối xa (thường từ 2.5m x 2.5m trở lên). Vì vậy rất phù hợp cho các vườn trồng tiêu dù canh tác ở quy mô diện tích lớn hay nhỏ. Tưới nhỏ giọt cuốn quanh gốc là hình thức tưới sử dụng dây nhỏ giọt tích hợp sẵn các đầu nhỏ giọt trong dây kết nối với ống PE mềm dẫn nước, cuốn quanh gốc cây từ 2-3 vòng.

 

Để lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cuốn gốc cho cây tiêu về cơ bản cần có:

 

    

 

GIẢI PHÁP TƯỚI NHỎ GIỌT CUỐN GỐC CỦA KAIZENAGRI SO VỚI THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY:

 

         Chúng ta không thể phủ nhận các ưu điểm vượt trội của phương pháp tưới nhỏ giọt cuốn gốc  đối với cây tiêu. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của giải pháp tưới cuốn gốc là rất nhanh tắc. Nhiều hệ thống mới chỉ vận hành sau vài tháng đã bị tắc và phải gỡ bỏ. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các nguyên nhân sau đây làm các hệ thống tưới cuốn gốc đang áp dụng phổ biến trên thị trường nhanh bị tắc :

 

Sản phẩm trên thị trường:

 

     

      Hình 1 và 2: Dây nhỏ giọt và phương pháp nhỏ giọt cuốn gốc phổ biến trên thị trường hiện nay

 

  • Dây nhỏ giọt cuốn gốc có đường kính nhỏ (6mm hoặc 8mm), đây là loại dây chủ yếu phục vụ cho tưới cảnh quan, không có cơ chế tự chống tắc nên nguồn nước sử dụng phải sạch. Khi sử dụng dây nhỏ giọt này trong nông nghiệp, nguồn nước nhiều khi không đảm bảo, cộng thêm với việc tưới kết hợp bón phân cho cây nên dây nhỏ giọt loại nhỏ này rất nhanh bị tắc.

  • Dây nhỏ giọt dùng để cuốn gốc không có bù áp, để đảm bảo lưu lượng tưới đều cho các cây trên vườn, các đơn vị cung cấp thiết bị tưới bổ sung thêm 1 đầu nhỏ giọt có bù áp dạng bấm. Tuy nhiên cơ chế của tưới nhỏ giọt là áp suất đầu ra của đầu nhỏ giọt là = 0, do đó nước sau khi qua đầu nhỏ giọt, đi vào dây nhỏ giọt cuốn gốc không có áp lực dòng chảy. Không có áp lực trong đường ống sẽ làm cho quá trình lắng cặn diễn ra nhanh hơn dẫn đến đầu nhỏ giọt nhanh bị tắc.

  • Xả cuối đường ống thường xuyên là công việc quan trọng nhất để chống tắc, kéo dài tuổi thọ của hệ thống. Các hệ thống tưới cuốn gốc này không được nối trở lại đường ống cấp nước dọc theo luống mà bịt đầu cuối lại. Việc này dẫn đến hạn chế là chủ vườn không thể đi xả cuối vòng cuốn gốc theo định kỳ dẫn đến hệ thống nhanh bị tắc.

Sản phẩm tại KaizenAgri:​

 

​Để giải quyết các tồn tại này, KaizenAgri đã phát triển hệ thống tưới cuốn gốc sử dụng dây nhỏ giọt có bù áp, đường kính 12mm với các đặc điểm chính như sau :

 

              

 

Sử dụng dây tưới bù áp Topdrip của Naandanjain, công ty lâu đời nhất tại Israel với hơn 80 năm kinh nghiệm trong ngành tưới với các thông số chính như sau :

             + Đường kính dây nhỏ giọt: 12mm

             + Độ dày thành ống: 0.8mm  (32mil)

             + Khoảng cách đầu nhỏ giọt: 20cm, 30cm

             + Lưu lượng đầu nhỏ giọt: 1.6L/h

             + Cơ chế bù áp, tự làm sạch, chống hút ngược

 

Điểm đầu và điểm cuối của dây nhỏ giọt cuốn gốc được kết nối trực tiếp với đường ống LDPE để tạo thành dòng chảy lưu thông và đẩy cặn về cuối đường ống LDPE của hàng cây.

               

 

​         Đặc biệt hơn cả là phương pháp tưới quấn gốc mà KaizenAgri thực hiện dễ tháo lắp để giúp bà con làm cỏ xung quanh khi lên cao và mở rộng vòng quấn theo kích cỡ phát triển của cây trồng.

 

              

                     Đầu khởi thủy của bộ cuốn gốc dễ tháo lắp giúp việc là cỏ hoặc mở rộng vòng cuốn đơn giản.

Ưu điểm :

 

  • Các điểm nhỏ giọt trên dây cuốn gốc tự có cơ chế bù áp nên nước ra đều ở tất cả các điểm quanh vòng cuốn gốc.
  • Do dây nhỏ giọt có cơ chế bù áp nên không cần bổ sung đầu nhỏ giọt bù áp dạng bấm. Thêm vào đó, điểm cuối vòng cuốn được kết nối trở lại đường ống cấp nước nên áp suất làm việc trong dây nhỏ giọt bằng với áp suất làm việc trong đường ống cấp nước tạo ra dòng chảy lớn, đẩy cặn về cuối đường ống cấp nước.
  • Đường ống dây nhỏ giọt lớn cộng với cơ chế chống tắc của đầu nhỏ giọt và vận tốc dòng nước lớn nên hạn chế được sự lắng cặn làm tắc đầu nhỏ giọt.

 

           Trên đây là một số chia sẻ của KaizenAgi về giải pháp tưới cuốn gốc cho vườn hồ tiêu. Hy vọng bà con sẽ có thêm những kiến thức về hệ thống này. Chúc bà con có một mùa bội thu năng suất.

 

ĐƠN VỊ CUNG CẤP HỆ THỐNG TƯỚI CHO CÂY TIÊU

 

Công ty TNHH Nông Nghiệp Kaizen là nhà phân phối chính thức của Naandanjain tại Việt Nam, công ty có lịch sử lâu đời nhất trong ngành tưới tại Isarel. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ , thiết bị cho nghành tưới bao gồm: tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công, lắp đặt hệ thống tưới. Để được cung cấp và tư vấn thêm các thông tin về hệ thống tưới cho cây tiêu một cách uy tín và chất lượng nhất hãy liên hệ với chúng tôi.

 

 Khách hàng có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:

 

Văn phòng: Số 15 – NV8, Tổng cục 5 – Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.

Hotline: 086 6030909 – 086 9098080 (Facebook, Zalo, whatsApp,…)

Website: www.kaizenagri.com

 

Các bài viết liên quan