ỨNG DỤNG TƯỚI NHỎ GIỌT CUỐN GỐC CHO CÂY THANH LONG
Cây thanh long thuộc họ Xương rồng (Cactaceae), là loại cây thân bò lan. Quả thanh long có vị ngọt mát và hơi chua. Trong quả chín chứa trên 80% nước, độ Brix từ 13-15, hàm lượng đường tổng số 11-14%, hàm lượng chất đạm, chất béo và axit hữu cơ thấp, tương đối nhiều chất khoáng (Kali, Canxi, Magiê, Phốtpho) và Vitamin, đặc biệt là Vitamin C vì vậy quả thanh long rất được ưa chuộng. Các mô hình trồng thanh long ngày càng được đầu tư do tiềm năng kinh tế cao, thị trường xuất khẩu thanh long cũng có nhu cầu rất lớn.
Thanh long là cây có nguồn gốc vùng nhiệt đới khô nên chịu nóng và chịu hạn tốt. Mặc dù thanh long chịu hạn tốt nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức, chất lượng quả kém và làm giảm năng suất cây trồng. Trường hợp thừa nước thì năng suất cũng sẽ giảm, thậm chí cây còn bị chết do bị úng nước.
Do đó hệ thống tưới nhỏ giọt đã được bắt đầu triển khai xây dựng trong quá trình canh tác cây thanh long và đó chính là giải pháp khắc phục được tình trạng thiếu nước trong mùa khô, đảm bảo được sinh trưởng, phát triển bình thường của cây, giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người trồng.
Ưu điểm khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt khi canh tác cây thanh long:
– Giảm chi phí đầu tư, chi phí lao động:
Trung bình, chi phí đầu tư cho 1 ha thanh long dao động khoảng 28-35 triệu.
Áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, việc tưới tự động này sẽ giảm chi phí nhân công tưới rất nhiều, tiết kiệm được 80% công tưới so với công tưới truyền thống, tức là tiết kiệm khoảng 9 triệu/năm (tính trung bình 3 ngày tưới 1 lần, 6 tháng mùa khô cần khoảng 60 công tưới, mỗi công tưới khoảng 150.000 đồng – 60*150,000 = 9,000,000đ).
Phân bón tiết kiệm được khoảng 30%, tương đương 15.000.000đ. Vì phân bón được cung cấp thường xuyên qua hệ thống tưới nhỏ giọt nên không bị bốc hơi, thấm lậu, rửa trôi,…
Ngoài ra, một số khác như rơm, phân bò, công bón phân, điện…. thì 1 năm tiết kiệm được khoảng 24 triệu đồng cho các chi phí chăm sóc khác (9 triệu nhân công +15 triệu tiền phân bón vì vậy thời gian khấu hao hệ thống chưa tới 2 năm)
– Tiết kiệm nước tưới, tăng hiệu quả hấp thụ của cây:
Theo các chuyên gia ngành trồng trọt, ưu điểm của tưới nhỏ giọt là giúp hệ thống rễ của cây phát triển mạnh nhờ được cung cấp vừa đủ nước. Qua đó, cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, hạn chế lượng phân bón bị rửa trôi. Hiệu quả hấp thụ phân bón lên đến 80%. Tất cả các loại phân hữu cơ vi sinh dạng lỏng như Wegh, Bio-king,Tamnong-bio…, thuốc kích thích rễ như Ric…, thuốc trừ sâu, trừ nấm bệnh,… đều được đưa qua hệ thống tưới thông qua bộ hút phân, cây hấp thụ rất dễ dàng.
– Tăng năng suất cây trồng:
Bằng việc ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, nhiều nhà nông trồng cây vùng Đông Nam bộ đã tăng năng suất cho vườn cây ăn trái nhưng vẫn giảm được chi phí đầu vào và tiết kiệm nước. Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, nếu áp dụng đúng quy trình, mỗi gia đình có thể nâng cao thu nhập từ 20% – 50% so với kỹ thuật tưới truyền thống.
ỨNG DỤNG TƯỚI NHỎ GIỌT CUỐN GỐC CHO CÂY THANH LONG:
Tưới nhỏ giọt: Tưới nhỏ giọt là một dạng cơ bản của kỹ thuật tưới tiết kiệm nước (hay vi tưới micro irrigation). Đây là hình thức đưa nước trực tiếp đến vùng gốc cây trồng dưới dạng từng giọt nhờ các thiết bị đặc trưng là các vòi tạo giọt (được cấp nước bởi hệ thống đường ống dẫn cấp nước áp lực). Đây là hình thức phù hợp với tình trạng khan hiếm nước của một số vùng. Nguồn nước tưới ở một số vùng có lượng nước tưới tiêu ít và khan hiếm, chủ yếu là nước ngầm với chất lượng nước (đặc biệt các tiêu chí về các hạt lơ lửng trong nước, hóa tính,…) khá phù hợp với tưới nhỏ giọt. Gần đây, các trang trại lớn trồng mới thanh long hầu hết đều sử dụng tưới nhỏ giọt với việc kết hợp công nghệ thông tin để điều khiển tự động việc tưới dễ dàng, phù hợp với sản xuất lớn, tiết kiệm được nhiều nhân công lao động. Các tỉnh đã điều tra tại Tây Nam Bộ cho thấy một số hộ hoặc trang trại lớn đã lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tuy nhiên số lượng còn ít, do vùng này có nguồn nước dồi dào, các hộ thường lấy trực tiếp từ các kênh rạch.
Trong bố trí hệ thống tưới nhỏ giọt, kỹ thuật tưới nhỏ giọt quấn gốc thường được áp dụng với thanh long trồng dạng trụ, mỗi trụ có dây tưới nhỏ giọt quấn quanh một hoặc hai vòng, dài khoảng 3-5m, trên dây có các vòi nhỏ giọt; kỹ thuật nhỏ giọt rải dây thường áp dụng cho thanh long trồng giàn, mỗi hàng thanh long có hai dây tưới hai bên chạy dọc luống.
Ưu điểm: tiết kiệm nước tối đa và quản trị dinh dưỡng tốt, tự động hóa việc tưới và bón phân; đảm bảo phân bố độ ẩm đều trong tầng đất canh tác (phần có bộ rễ cây trồng) tạo nên điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ tiêu hóa thức ăn và quang hợp cho cây trồng; cung cấp nước một cách đều đặn nhưng tránh được hiện tượng tập trung muối trong nước và trong đất, khắc phục được hiện tượng bạc màu, rửa trôi đất trên đồng ruộng; giảm nhân công lao động, thích hợp với nhiều loại hình, khi vận hành không phụ thuộc vào vận tốc gió như hình thức tưới phun mưa,…
HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG TƯỚI NHỎ GIỌT CUỐN GỐC CHO THANH LONG:
1. Sơ đồ tổng thể:
Hệ thống tưới nhỏ giọt của các vườn Thanh long thường bố trí theo sơ đồ sau:
Trong đó:
– Nguồn nước: nước mặt (sông, hồ, kênh, rạch,…) hoặc nước ngầm. Tùy theo chất lượng nguồn nước cấp mà có thể sử dụng trực tiếp hoặc phải qua xử lý. Nếu nguồn nước không đảm bảo, nhiều chất lơ lửng cần phải có bộ phận bể lọc hoặc bể lắng đọng các chất lơ lửng trước khi được bơm hút.
– Máy bơm: Tùy theo lưu lượng yêu cầu mà chọn loại máy bơm. Trong trường hợp diện tích tưới lớn, thường chia thành các khu tưới luân phiên để giảm công suất máy bơm.
– Bộ Xử lý trung tâm: Đây là nơi xử lý cuối cùng tất cả các vấn đề liên quan đến chất lượng nước và tưới phân trước khi nước được đưa đến mặt ruộng, bao gồm các bộ phận chính là bầu lọc, bộ châm phân, thùng pha phân, định lượng phân bón, đồng hồ đo áp.
– Ống dẫn: Thường dùng ống dẫn PVC (có thể dùng ống HPDE), chôn ngầm cách mặt đất 0.3-0.5m.
– Hệ thống thiết bị tưới mặt ruộng: bao gồm hệ thống dây tưới và vòi tưới nhỏ giọt. Với hình thức tưới nhỏ giọt quấn gốc, mỗi hàng Thanh long sẽ có một dây PE dẫn nước từ hệ thống ống dẫn PVC đến các trụ, tại mỗi trụ Thanh long thường quấn 3-5m dây tưới nhỏ giọt, trên dây tưới khoảng 0.2-0.3m có một vòi tưới 1,5-2 lít/giờ. Với hình thức nhỏ giọt dải dây, dây tưới lấy nước từ ống dẫn PVC chạy dọc hai bên luống, trên dây bố trí 0.2-0.3m có một vòi tưới 1,5-2 lít/giờ.
2. Lắp đặt hệ thống tưới:
a. Lắp đặt máy bơm và bộ điều kiển trung tâm:
– Máy bơm: Bố trí gần nguồn nước, đảm bảo các điều kiện về an toàn. Vị trí đặt máy bơm phải đủ không gian để bố trí bộ điều khiển trung tâm (diện tích trên 4m2);
– Bộ điều khiển trung tâm: Bao gồm 6 bộ phận chính, lọc đĩa, hệ thống châm phân bón, đồng hồ đo lưu lượng nước, đồng hồ đo áp lực, van xả khí được lắp đặt theo sơ đồ trong sau:
b. Lắp đặt đường ống, dây tưới, vòi tưới và vòi phun mưa:
– Hệ thống ống chính và ống nhánh: Đường ống chính, đường ống nhánh, phụ kiện đường ống được chôn sâu 30 cm đến 50 cm.
– Hệ thống van: Van điều áp cơ sẽ được lắp đặt nổi trên mặt đất từ 30 cm đến 50 cm.
– Dây tưới nhỏ giọt: (sử dụng dây tưới Microdrip): Dây tưới được lắp cuốn tròn quanh gốc thanh long . Mỗi gốc bố trí 1 dây và nối với ống nhánh bằng 01 van điều áp. Dây tưới có thể đặt nổi hoặc chôn sâu 15 – 20 cm, cách tâm cây Thanh long một khoảng r = 40 ÷ 60cm. Chi tiết như hình sau:
3. Quản lý vận hành và sửa chữa hệ thống tưới:
a) Máy bơm:
– Thường xuyên kiểm tra điều kiện về điện áp và nhiệt độ máy bơm, theo dõi khả năng làm việc của máy bơm thông qua đồng hồ đo áp lực nước;
– Máy bơm khi đã vận hành khoảng 100 giờ cần phải được làm sạch ổ đỡ và thay dầu mỡ; vận hành khoảng 200 giờ cần tháo kiểm tra tất cả các bộ phận, làm sạch, đánh rỉ, sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện bị hỏng.
– Tuân thủ quy trình vận hành sửa chữa máy bơm của nhà sản xuất.
b) Thiết bị lọc nước:
Cần được kiểm tra và xúc rửa định kỳ sau 20 giờ tưới hoặc hệ thống có hiện tượng tắc (chỉ số đồng hồ đo áp lực giảm xuống).
c) Hệ thống đường ống:
– Sau một vụ tưới phải mở các van cuối đường ống chính, ống nhánh và mở tất cả đầu cuối của đường ống cấp cuối cùng để thau rửa sạch đường ống.
– Cách thau rửa:
+ Đóng van các ống nhánh, mở nắp cuối ống chính và tiến hành tháo nước thau ống chính;
+ Sau khi thau rửa ống chính xong, khóa nắp cuối ống chính và mở các van nhánh để thau rửa ống nhánh và dây tưới;
+ Việc thau rửa được tiến hành cho từng cấp ống; thời gian thau rửa khoảng 15 phút;
+ Nếu cần thiết có thể sử dụng hoá chất hỗ trợ như Clo, axit Phosphoric 32 % để thau rửa đường ốngtheo khuyến cáo của nhà sản xuất.
d) Các loại đồng hồ áp lực, đo lưu lượng:
Kết thúc mùa tưới tiến hành bảo dưỡng, điều chỉnh hệ thống đồng hồ đo.
e) Vòi tưới và dây tưới nhỏ giọt:
– Thường xuyên kiểm tra vòi tưới và dây tưới nếu lưu lượng giảm hoặc không đều có thể bị tắc.
– Khi xảy ra trường hợp bị tắc nghẹt, cần lấy mẫu xác định nguyên nhân gây tắc nghẹt và xử lý theo qui trình hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Nếu ống tưới bị đứt, vỡ do quá trình canh tác, cần tiến hành nối hoặc thay kịp thời.
– Đối với các dây nhỏ giọt , định kỳ 3 tháng một lần xả ống nhỏ giọt để đẩy các chất cặn bẩn, kết tủa trong ống và đầu nhỏ giọt ra ngoài, mỗi lần xả ống nhỏ giọt mở không quá 5 đầu bịt cuối dây nhỏ giọt và mở trong thời gian từ 3 – 5 phút, sau đó đóng lại và tiếp tục mở 5 hàng ống kế tiếp.
f) Vòi phun mưa:
– Thường xuyên kiểm tra vòi phun mưa nếu lưu lượng giảm hoặc không đều có thể bị tắc vòi.
– Khi xảy ra trường hợp bị tắc nghẹt, cần tháo vòi, kiểm tra nguyên nhân gây tắc nghẹt và xử lý theo qui trình hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Trường hợp vòi bị gẫy, nứt cần phải tiền hành thay thế vòi tưới khác đúng chủng loại.
SẢN PHẨM TƯỚI NHỎ GIỌT CUỐN GỐC CỦA KAIZENAGRI SO VỚI THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY:
Chúng ta không thể phủ nhận các ưu điểm vượt trội của phương pháp tưới nhỏ giọt cuốn gốc này đối với cây trồng. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của giải pháp tưới cuốn gốc là rất nhanh tắc. Nhiều hệ thống mới chỉ vận hành sau vài tháng đã bị tắc và phải gỡ bỏ.
Để giải quyết các tồn tại này, KaizenAgri đã phát triển hệ thống tưới cuốn gốc sử dụng dây nhỏ giọt có bù áp, đường kính 12mm với các đặc điểm chính như sau :
– Sử dụng dây tưới bù áp Topdrip của Naandanjain, công ty lâu đời nhất tại Israel với hơn 80 năm kinh nghiệm trong ngành tưới với các thông số chính như sau :
+ Đường kính dây nhỏ giọt: 12mm
+ Độ dày thành ống: 0.8mm (32mil)
+ Khoảng cách đầu nhỏ giọt: 20cm, 30cm
+ Lưu lượng đầu nhỏ giọt: 1.6L/h
+ Cơ chế bù áp, tự làm sạch, chống hút ngược
– Điểm đầu và điểm cuối của dây nhỏ giọt cuốn gốc được kết nối trực tiếp với đường ống LDPE để tạo thành dòng chảy lưu thông và đẩy cặn về cuối đường ống LDPE của hàng cây.
- Đặc biệt hơn cả là phương pháp tưới quấn gốc mà KaizenAgri thực hiện dễ tháo lắp để giúp bà con làm cỏ xung quanh khi lên cao và mở rộng vòng quấn theo kích cỡ phát triển của cây trồng.
Ưu điểm :
– Các điểm nhỏ giọt trên dây cuốn gốc tự có cơ chế bù áp nên nước ra đều ở tất cả các điểm quanh vòng cuốn gốc.
– Do dây nhỏ giọt có cơ chế bù áp nên không cần bổ sung đầu nhỏ giọt bù áp dạng bấm. Thêm vào đó, điểm cuối vòng cuốn được kết nối trở lại đường ống cấp nước nên áp suất làm việc trong dây nhỏ giọt bằng với áp suất làm việc trong đường ống cấp nước tạo ra dòng chảy lớn, đẩy cặn về cuối đường ống cấp nước.
– Đường ống dây nhỏ giọt lớn cộng với cơ chế chống tắc của đầu nhỏ giọt và vận tốc dòng nước lớn nên hạn chế được sự lắng cặn làm tắc đầu nhỏ giọt.
Dự án tưới cho thanh long tại Hà Tĩnh do KaizenAgri thực hiện.
Công ty TNHH Nông Nghiệp Kaizen là nhà phân phối chính thức của Naandanjain tại Việt Nam, công ty có lịch sử lâu đời nhất trong ngành tưới tại Isarel. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ , thiết bị cho nghành tưới bao gồm: tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công, lắp đặt hệ thống tưới.
Khách hàng có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:
Văn phòng: Số 15 – NV8, Tổng cục 5 – Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.
Hotline: 086 6030909 – 086 9098080 (Facebook, Zalo, whatsApp,…)
Website: www.kaizenagri.com