BẢO TRÌ VÀ XỬ LÝ TẮC NGHẼN TRONG HỆ THỐNG TƯỚI NHỎ GIỌT BẰNG AXIT.

BẢO TRÌ VÀ XỬ LÝ TẮC NGHẼN TRONG HỆ THỐNG TƯỚI NHỎ GIỌT BẰNG AXIT.

27/12/2022 admin

                        

 

         Qua một khoảng thòi gian hoạt động, hệ thống tưới cũng như các máy móc trong hệ thống khó co sthể tránh khỏi việc cần được bảo trì, bảo dưỡng hay sửa chữa để vận hành một cách tốt nhất. Để các máy móc và thiết bị nói chung trong hệ thống tưới cho cây trồng hoạt động một cách có hiệu quả và bền bỉ thì việc bảo trì, bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống định kỳ là một việc hết sức quan trọng. Điều này nhằm giúp hệ thống tránh được các hỏng hóc, tắc nghẽn toàn bộ hệ thống hoặc các sự cố không mong muốn xảy ra trong quá trình hoạt động.

 

         Nếu trong quá trình làm việc xảy ra các sự cố hay đơn gỉan là do nguồn nước cho hệ thống của bạn quá bẩn, nhiều vôi,… không đảm bảo được yêu cầu gây nên tình trạng kết tủa trong đường ống và béc tưới làm tắc hệ thống thì bạn cần khắc phục bằng các biện pháp đặc thù thay vì các biện pháp súc rửa bình thường. Nội dung bài viết này, KaizenAgri xin chia sẻ về kinh nghiệm trong việc xử lý tắc nghẽn hệ thống tưới bằng dung dịch axit.

 

Bảo trì hệ thống tưới nhỏ giọt bằng dung dịch axit:

 

         Axit được sử dụng để làm sạch đường ống và các khoáng chất tích tụ trong hệ thống theo thời gian. Những khoáng chất này có thể đã kết tủa tự nhiên từ nước hoặc bằng cách sử dụng các hóa chất không tương thích hoặc phân bón. Việc xử lý axit cũng có thể được sử dụng để cải thiện các đặc tính lý hoá của đất.

 

         Để xử lý axit hữu hiệu, độ pH trong nước cần được giảm xuống mức giữa 2 và 3. Tại độ pH này, dung dịch có thể giải quyết tích tụ hiệu quả. Tuy nhiên, phải cẩn thận để tránh rễ bị tàn phá bởi axit.

 

Trong các loại cây trồng có giá trị cao, các quy trình sau đây sẽ giảm đáng kể thiệt hại đến rễ cây trồng khi sử dụng axit sục rửa hệ thống:

 

  • Trước khi sục rửa cần tưới đầy nước cho cây trồng. Điều này sẽ cho phép pha loãng ngay lập tức khi bất kỳ axit nào vô tình đi vào vùng gốc.

  • Pha loãng axit theo tỷ lệ chính xác trước khi đưa axit vào hệ thống.

  • Tính chính xác thời gian tưới cần thiết khi đưa axit vào hệ thống.

  • Tắt hệ thống sau khi tưới, ngâm dung dịch axit trong đường ống trong ít nhất 1 giờ, tốt hơn là 5 giờ hoặc lâu hơn.

  • Vệ sinh hệ thống kỹ lưỡng sau khi axit đã ở trong hệ thống trong một khoảng thời gian.

  • Mặc dù không cần thiết, nhưng bạn có thể tưới them 1-2 tiếng sau khi xúc rửa ống để pha loãng phần axit có thể còn tồn dư trong đất.

 

Biện pháp phòng ngừa – an toàn sử dụng:

 

          Axit là chất có tính nguy hiểm và rất độc. Điều quan trọng là phải đọc kỹ và làm theo tất cả các hướng dẫn. Đảm bảo rằng luôn có quần áo bảo vệ, thiết bị thở và kính bảo hộ thích hợp cho người làm khi xử lý hệ thống bằng axit.

 

         Hiện tượng ăn mòn của Axit: Axit ăn mòn sắt và một số sản phẩm kim loại khác. PVC và polyethylene có tính kháng các tính ăn mòn của axit. Để tránh bất kỳ thiệt hại nào từ axit còn lại trong hệ thống sau khi xử lý, duy trì dòng chảy liên tục của nước sau khi xử lý để đưa axit ra khỏi hệ thống.

 

Các loại Axit có thể sử dụng để sục rửa hệ thống tưới:

  • HCl
  • H2SO4
  • H3PO4

Tính toán lượng axit cần dùng trong việc bảo trì hệ thống tưới nhỏ giọt:

 

Tính toán thời gian phun:

 

         Nhằm xác định khoảng thời gian tưới cần thiết để dung dịch chảy đến điểm xa nhất trong hệ thống tưới, hãy tính khoảng cách từ điểm phun tới điểm biên xa nhất.

Ví dụ: Khoảng cách từ điểm đưa axit vào đến điểm xa nhất của hệ thống là 600 m. Giả sử vận tốc nước trung bình là 1 m / 3 giây.

 

         Thời gian cần thiết để dung dịch di chuyển được 600m:

 

         600m x 3 giây = 1800 giây (30 phút)

 

         Do đó, thời gian phun thuốc tối thiểu là 30 phút.

 

         Một cách thủ công nhưng rất chính xác để xác định thời gian dung dịch chảy đến cuối hệ thống là hòa một mẫu thuốc nhuộm theo dòng nước sau khi ổn định áp suất hệ thống. Đo thời gian từ khi bắt đầu đến khi dung dịch màu đạt đến điểm biên xa nhất trong hệ thống để xử lý. Nếu bạn muốn chạy dung dịch axit cho mỗi lần phun tối thiểu 5 phút, thì chỉ cần cộng thêm 5 phút vào thời gian phun đã được tính toán ở trên.

 

 

 

Hiệu chỉnh hàm lượng axit cho tưới tiêu:

 

         Lượng axit cần thiết để giảm độ pH, (ví dụ pH = 2) có thể khác nhau tùy thuộc vào lượng muối hòa tan trong nước. Do sự khác nhau về chất lượng nước nên mỗi nguồn nước phải được điều chỉnh hàm lượng axit riêng.

 

Ví dụ:

– Độ pH mong muốn là 2

– pH nguồn nước cấp là 7.5

– Đổ 200 L nước sạch từ nguồn nước

– Đo pH (trong ví dụ này 7.5)

– Thêm axit với lượng nhỏ được đo và khuấy cho đến khi đạt tới độ pH mong muốn là 2

– Trong ví dụ này là 120 ml H3PO4

– Có nghĩa là thêm 120 ml cho 200l hoặc 600 ml cho 1m3  nước để mang lại độ pH xuống còn 2.

 

Tính toán tỷ lệ axit xử lý tắc nghẽn trong hệ thống tưới nhỏ giọt:

 

         Kiểm tra lưu lượng của hệ thống; Nếu có thể sử dụng đồng hồ đo lưu lượng.

Cho ví dụ trên, giả sử tốc độ dòng chảy là 31 000 L/giờ = 31 m3 / giờ

Thời gian phun = 30 phút

Lượng axit cần thiết để giảm pH tròng nước bằng 2 là 600 ml / m3

Lượng axit cần thiết :

= Tỷ lệ axit (ml/m3) x Lưu lượng dòng chảy (m3)

= 600 x 31

= 18.600 ml = 18.6l

 

Lượng axit cần thiết để phun trong 30 phút :

= (Lượng axit cần thiết (lít) x Thời gian phun (phút)) / 60 phút

= (18.6 x 30) / 60

= 9.3 lít

 

Lưu ý: không sử dụng hóa chất súc rửa trong trường hợp trồng cây giá thể hoặc cây trồng có vùng rễ chưa phát triển mạnh.

 

         Trên đây là một số chia sẻ của KaizenAgri về kỹ thuật khi sục rửa hệ thống tưới bằng axit. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu.

 

Nếu có thắc mắc trong quá trình thực hiện các chỉ dẫn kỹ thuật, quý khách hàng vui lòng liên hệ bộ phận kỹ thuật của Công ty TNHH Nông nghiệp Kaizen để nhận sự hỗ trợ.

 

Văn phòng: Số 15 – NV8, Tổng cục 5 – Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.

Hotline: 086 6030909 – 086 9098080 (Facebook, Zalo, whatsApp,…)

Website: www.kaizenagri.com

Các bài viết liên quan