HỆ THỐNG TƯỚI NHỎ GIỌT CHO HÀNH TÂY.

HỆ THỐNG TƯỚI NHỎ GIỌT CHO HÀNH TÂY.

27/12/2022 admin

             

 

         Họ nhà hành (tỏi) có cấu tạo thân và lá mọng nước, rất dễ dập nát cùng với hệ thống rễ nông, nên cần biện pháp tưới hạt mịn, đó là sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt . Đây là phương pháp tưới tốt nhất cho họ nhà hành để đạt năng suất cao và củ đồng đều.

 

         Cách trồng và chăm sóc hành tây theo mô hình tưới nhỏ giọt đang được nhiều hộ nông dân áp dụng, giúp tăng năng suất từ 1.2 – 1.5 lần, đồng thời giải phóng sức lao động cho người trồng, tiết kiệm nước tưới đến hơn 40%.

 

THÁCH THỨC CHO NGƯỜI TRỒNG HÀNH TÂY

 

         Hành tây là một loại cây có rễ nông. Và do đó không được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng từ đất. Điều này đề cập đến việc duy trì sự sẵn có của đất và độ ẩm trong khu vực rễ nông. Hành tây được biết là sống sót trong điều kiện khô hạn khắc nghiệt. Nhưng, nước tạo thành một yếu tố quan trọng cần thiết. Với lượng đầy đủ cho sự tăng trưởng, năng suất và chất lượng của cây hành tây. Đặc biệt trong điều kiện khô hạn, hành tây có thể tách hoặc tạo thành hai hoặc nhiều củ. Bên cạnh đó, thiếu kiến ​​thức, dinh dưỡng đầy đủ và quản lý bảo vệ thực vật. Là những thách thức khác mà người trồng hành tây phải đối mặt.

 

TẠI SAO NÊN CHỌN TƯỚI NHỎ GIỌT CHO HÀNH TÂY

 

  •          Cung cấp chất lượng tốt nhất cho thị trường: Duy trì độ ẩm đất phù hợp bằng việc tưới nhỏ giọt cho hành tây. Nhằm hạn chế sự phát triển của quá mức của rễ.

 

  •          Tránh lãng phí phân bón: Cây hành tây có hệ thống rễ nông, xơ. Do đó, phân bón được sử dụng vào đầu mùa sẽ bị mưa đẩy xuống vùng rễ. Cuối cùng làm cho chất dinh dưỡng không có sẵn cho cây trồng. Với việc tưới chính xác từ tưới nhỏ giọt sẽ luôn cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp đến rễ.

 

  •          Ít bệnh hơn, năng suất cao hơn: Khi tưới bằng cách nhỏ giọt, nước chảy trực tiếp vào rễ làm cho lá khô. Việc ít độ ẩm trên lá sẽ làm giảm các bệnh đáng kể trên lá như bệnh sương mai,… Làm giảm thiểu mất mùa và thúc đẩy năng suất cao hơn đến 30%.

 

  •          Sử dụng hiệu quả Phốt pho: Hành tây cần Phốt pho hòa tan để phát triển. Nhưng Phốt pho có tính di động thấp trong đất. Do đó, khi sử dụng tưới nhỏ giọt cho hành tây nên áp dụng liều lượng nhỏ. Càng gần với rễ hoạt động càng tốt. Từ đó, thúc đẩy sự hấp thu Phốt pho của cây.

 

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HÀNH TÂY THEO MÔ HÌNH TƯỚI NHỎ GIỌT

 

               

 

Thời vụ trồng hành tây:

 

         Thời vụ trồng hành tây có sự khác biệt giữa miền Bắc, Trung, Nam do những đặc trưng thời tiết, khí hậu khác nhau.

 

  • Ở các tỉnh miền bắc (Đồng Bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ…) thì hành tây được gieo hạt từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 9 dương lịch, thu hoạch vào tháng 1 và tháng 2 năm sau.

 

  • Ở các tỉnh Duyên Hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long thì thường gieo hạt hành tây chính vụ tháng 9, 10, thu hoạch tháng 1, 2 năm sau. Một số ít hộ trồng hành trái vụ thì gieo hạt cuối tháng 3, đầu tháng 4 và thu hoạch tháng 8,9.

 

Cách ươm hành tây:

 

         Hành tây có 2 cách trồng chính: trồng bằng củ hoặc bằng hạt, tuy nhiên trồng bằng hạt được ưa chuộng nhiều hơn bởi tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Đất làm vườn ươm hành tây cần tơi xốp, dễ thoát nước. Làm mịn đất rồi rắc hạt hành tây vào, trung bình 3 – 4g hạt/m2. Tiếp đến bạn lấy rơm rạ rải lên bề mặt hạt vừa được rắc, tưới nước ướt đẫm. Khoảng từ 7 đến 12 ngày, hạt hành tây bắt đầu ra mầm, tiến hành tưới nước hàng ngày. Sau 45 – 60 ngày, hành tây ra 5 – 6 lá thì nhổ trồng.

 

Khoảng cách trồng hành tây:

 

  • Khoảng cách luống: Khoảng cách luống trồng hành tây dao động từ 50 – 70cm, bề rộng luống từ 1.2 – 1.3m, cao từ 20 – 25cm.

 

  • Khoảng cách cây: Trồng trên luống 4 hàng, khoảng cách hành cách hàng 22-25 cm, khoảng cách cây cách cây 13-15 cm, 1 ha trồng 21-22 vạn cây.

 

  • Khoảng cách lối đi: Lối đi trồng hành tây cần tương đối rộng, từ 60 đến 80cm để đảm bảo người trồng đi lại chăm sóc và sau này thuận lợi trong khâu thu hoạch.

 

  • Khoảng cách bố trí hệ thống tưới nhỏ giọt: Với hành tây và các cây hoa màu, nên áp dụng lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt là ống tưới hoặc dây tưới. Khoảng cách các mắt tưới sẽ phụ thuộc vào khoảng cách hàng, khoảng cách trồng cây hành tây. Nguyên tắc đảm bảo mỗi gốc cây hành tây đều có mắt tưới để có thể cung cấp lượng nước cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

 

Nhu cầu nước tưới của hành tây:

 

         Lúc ươm: Thời gian ươm cây bạn cần thường xuyên tưới nước để hạt hành nảy mầm. Cứ cách khoảng 10 – 12 ngày bạn cần tưới 1 lần, liên tục cho tới khi cây hành tây ra cây con từ 5 – 6 lá nhổ đem trồng.

 

         Lúc cây con: Tiến hành tưới nước giữ độ ẩm cho cây con sau trồng cho đến khi hồi xanh.

 

         Lúc cây trưởng thành: trung bình 7-10 ngày tưới rãnh 1 lần, tuỳ theo độ ẩm đất và thời tiết. Độ ẩm duy trì của đất cần đảm bảo 70 – 80%.

 

         Lúc sắp thu hoạch: Trước thu hoạch khoảng 2 -3 tuần thì bạn không nên tưới nước cho hành tây nữa để đảm bảo việc nhổ và thu hoạch hành diễn ra dễ dàng và thuận lợi.

 

Ưu điểm của tưới nhỏ giọt cho hành tây:

 

  • Tiết kiệm phân bón: Nhà nông có thể hòa phân bón vào nước và tưới nhỏ giọt, nhờ vậy lượng phân hòa tan, phân bổ đều, giúp cây dễ dàng hấp thụ dưỡng chất trong phân. Điều này tránh các tình trạng mưa rửa trôi phân, lượng phân giữa các gốc hành tây không đều.

 

  • Tiết kiệm nước: Nước tưới hành tây qua mô hình nhỏ giọt thẩm thấu sâu vào gốc rễ, không thoát hơi nước, giúp tiết kiệm nước tối đa.

  • Giảm sâu bệnh hại cây trồng: Đây là một trong những ưu điểm lớn nhất của mô hình tưới nhỏ giọt. Phương pháp này hạn chế tối đa hiện tượng rễ ngập úng, giảm sự phát triển của nấm bệnh sinh sôi, giúp rễ cây có thể hô hấp và sinh trưởng khỏe.

 

  • Hạn chế mọc cỏ dại: Tưới nhỏ giọt chỉ cung cấp nước tưới tại gốc cây, không lan ra các vùng xung quanh nên giảm thiểu sự gia tăng của cỏ dại.

 

  • Tăng năng suất cho cây trồng: Nhờ có hệ thống tưới nhỏ giọt cho hành tây mà cây được cung cấp nước thường xuyên, khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh, cho củ cho, tăng năng suất, thu về lợi nhuận cao..

 

Thời gian thu hoạch hành tây:

 

         Khi thấy lá hành tây đã hơi héo và chuyển sang vàng, cây đổ gập thì bạn có thể thu hoạch. Bạn tiến hành nhổ cây lên khỏi mặt đất, xếp thành từng hàng để thuận tiện hơn trong việc cắt lá, chỉ lấy củ. Hành tây sau thu hoạch nên được phơi và hong khô trong vài 3 ngày rồi cất trong kho chờ tiêu thụ.

 

SẢN PHẨM DÂY TƯỚI NHỎ GIỌT CHO HÀNH TÂY TẠI KAIZENAGRI

 

               

 

         Quan trọng nhất trong hệ thống tưới nhỏ giọt cho hành tây là sản phẩm ống nhỏ giọt rải dọc luống. chúng tôi sử dụng dây tưới nhỏ giọt rải dọc luống TopDrip đến từ thương hiệu NaanDanJain – Israel. 

 

         Dây tưới nhỏ giọt được thiết kế mê cung tầng, chống tắc nghẽn trong quá trình tưới, bảo vệ sự xâm nhập của rễ cây. Các sản phẩm dây nhỏ giọt bù áp Topdrip của Naandanjain do Kaizenagri cung cấp có cơ chế tự làm sạch độc đáo, giúp hạn chế sự cố bụi bẩn, tắc nghẽn đường ống tốc độ dòng chảy thấp, lượng nước ra đều và tưới đến tận gốc rễ, tránh lãng phí nước phân bón, cũng như cỏ dại tranh tranh chất dinh dưỡng và nước. Khoảng cách 20, 30, 33, 50cm nhỏ giọt đồng đều, tạo ra một dải tưới đều theo luống, hàng rất phù hợp với các loại cây công nghiệp, cây chuyên canh với khoảng cách dày.

 

MUA HỆ THỐNG TƯỚI NHỎ GIỌT CHO HÀNH TÂY Ở ĐÂU?

 

                

 

         Công ty TNHH Nông Nghiệp Kaizen là nhà phân phối chính thức của Naandanjain tại Việt Nam, công ty có lịch sử lâu đời nhất trong ngành tưới tại Isarel. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ, thiết bị cho nghành tưới bao gồm: tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công, lắp đặt hệ thống tưới.

 

Khách hàng có nhu cầu được tư vấn hoặc tìm hiểu về các hệ thống tưới trong nông nghiệp xin vui lòng liên hệ:

 

Văn phòng: Số 15 – NV8, Tổng cục 5 – Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.

Hotline: 086 6030909 – 086 9098080 (Facebook, Zalo, whatsApp,…)

 

Website: www.kaizenagri.com

 

Các bài viết liên quan