KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LEO BABY.

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LEO BABY.

09/09/2022 admin

         Trong các cây họ bầu bí thì dưa leo là loại cây giữ vị trí hàng đầu trong các chủng loại rau có chế biến xuất khẩu, nhất là giống dưa leo baby. Dưa leo baby còn được gọi là dưa chuột baby, sở hữu lượng lớn dưỡng chất tốt cho sức khỏe, được ưa chuộng hơn so với dưa leo thông thường.

         Cụ thể, dưa leo baby chứa hầu hết các loại vitamin, khoáng chất tự nhiên cần nạp vào cơ thể hàng ngày bao gồm vitamin C, chất xơ, vitamin B1, vitamin B2, vitamin V3, vitamin B5, vitamin B6, sắt, magie, phốt pho, kali, folic acid, vitamin C, canxi, kẽm,… mà không phải loại thực phẩm nào cũng có được. Do đó, việc ăn dưa leo baby mỗi ngày sẽ là phương pháp tốt nhất, đơn giản nhất để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể đặc biệt là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất tự nhiên.

 

               

 

         Chưa kể, dưa leo baby còn mang lại giá trị kinh tế cao, dễ gieo trồng và ít tốn công chăm sóc. Do đó cũng không có gì quá ngạc nhiên khi loại quả này nhận được sự ưa thích và tin tưởng của nhiều người. Vậy làm như thế nào để trồng cây dưa leo đúng cách và mang lại năng suất cao. Dưới đây, KaizenAgri sẽ chia sẻ về kỹ thuật trồng dưa leo Baby cho mọi người.

 

1. HẠT GIỐNG DƯA LEO BABY

 

Dưa leo Baby là giống dưa có khả năng phát triển rất nhanh, sinh trưởng tốt, kháng lại sâu bệnh tốt và có năng suất cao.

Xử lý hạt giống tước khi gieo:

Các bạn có thể gieo thẳng hạt giống, tuy nhiên nên ngâm ủ nếu muốn kiểm soát tốt hạt giống của mình:

  • Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 38º C – 45º C ( 2 sôi + 3 lạnh) trong 3 – 4 giờ.
  • Vớt hạt giống ra và để ráo sau đó ủ trong bông gòn ẩm (hoặc vải mềm) khoảng 36 – 48 giờ, các hạt sẽ nhú mầm.

Tiến hành gieo ươm hạt giống:

Khi nào hạt giống nứt nanh nhú mầm trắng thì đem gieo tại các bầu đất hoặc khay ươm. Các bạn sẽ cần chuẩn bị ly ươm hạt, xơ dừa đã xử lý và đất dinh dưỡng.

  • Trộn xơ dừa xử lý và đất dinh dưỡng theo tỉ lệ 2:1
  • Cho giá thể ươm vào 2/3 ly ươm
  • Dùng bình phun sương tưới ẩm giá thể trong ly sau đó cho hạt giống vào và phủ 1 lớp giá thể trên mặt hạt giống
  • Sau 3 ngày ươm các lá mầm xuất hiện ( Với hạt giống đã qua ngâm ủ).

 

2. THỜI VỤ TRỒNG DƯA LEO BABY

     Dưa leo Baby có thể trồng quanh năm vì là giống cây ưa nhiệt, trồng nơi có chưa nhiều ánh sáng. Tuy nhiên Thời điểm thích hợp nhất để trồng dưa leo trong năm có thể chia làm hai vụ chính:

  • Vụ xuân: Gieo từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2 dương lịch
  • Vụ đông: Gieo từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 1

 

3. TRỒNG CÂY

 

         Để cây cho trái nhiều và năng suất chất lượng cao thì trước khi trồng cần xử lý đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, rải vôi bột khử trùng đất. Nên cho khu vực dễ lấy nước tưới cho cây và dễ dàng thoát nước tránh ngập úng.

         Khi cây con cao khoảng 5cm với 2 lá mầm to và chồi lá ở giữa đang chuẩn bị nhú, ta đem ra trồng. Lên luống cao 20 – 30cm với khoảng cách 60 -70 cm. Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay và vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.

          Thời gian thích hợp để trồng cây trong ngày là buổi sáng sớm hoặc chiều tối khi trời đã tắt nắng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây từ 1 – 2 ngày để cây con hồi sức.

 

5. BÓN PHÂN VÀ CHĂM SÓC CHO CÂY

 

               

 

         Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhằm hỗ trợ dưa leo Baby trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Nó quyết định đến năng sức khỏe và năng suất của cây, do vậy cần có kỹ thuật chăm bón dưa leo Baby hợp lý.

 

Bón phân:

 

         Nhu cầu dinh dưỡng của dưa leo Baby khá cao, mạnh nhất là Kali tiếp đến là đạm. Do vậy cần tưới nhiều nước và trộn phân lân, đạm, kali, urê hòa vào nước tưới cho cây để tăng dinh dưỡng cho cây phát triển và ra hoa. Chú ý sau khi tưới phân xong nên tưới lại nước để tránh phân làm cháy rễ cây.

Thường xuyên nhặt sạch cỏ ở gốc cây, cắt bỏ những lá già ở phía dưới và các nhánh phụ để tạo độ thông thoáng cho cây. Không nên cho cây quá cao để cây ra nhiều nhánh cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa quả.

 

Sử dụng Nông nghiệp thông minh trong chăm bón cây:

 

         Hiện nay, nhiều chủ trang trại đã lựa chọn giải pháp nông nghiệp thông minh NextFarm nhằm tối ưu hóa quá trình chăm sóc, tiết kiệm thời gian, nhân lực trong quá trình trồng dưa leo baby, giúp các trang trại đạt hiệu quả nông nghiệp cao nhất.

 

               

 

         Giải pháp nông nghiệp thông minh của KaizenAgri với hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động nhằm hỗ trợ người dân trong chăm sóc cung cấp lượng dinh dưỡng phù hợp cho cây phát triển.

         Hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động sẽ hỗ trợ người dân một cách tốt nhất trong quá trình chăm bón cho cây. Hệ thống định lượng dinh dưỡng tự động, chính xác và báo cáo chi tiết lịch sử chăm tưới.

 

               

 

         Ngoài ra, hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động còn giúp người nông dân hạn chế tiếp xúc với hóa chất, giảm tối đa tỉ lệ hao hụt phân bón cho cây trồng mà vẫn  đưa phân bón, chất dinh dưỡng và các hóa chất khác tới từng vị trí mong muốn trong vườn.

 

Tưới nước:

 

         Khi cây còn non, chúng ta cần tới nước vừa phải tránh làm cho cây bị ngập úng hay bị hết. Nhưng lúc cây ra hoa đậu quả thì cần cung cấp cho cây lượng nước nhiều hơn vì giai đoạn này cây cần nhiều nước để nuôi quả. Tuy nhiên bạn cần lưu ý cần sử dụng nguồn  nước sạch tưới cho cây, có thể lấy nước từ đập, sông hay các giếng khoan đã qua xử lý, không lấy nước trực tiếp từ các khu vực bị ô nhiễm tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

         Hệ thống tưới tự động sẽ hỗ trợ người dân một cách tốt nhất trong quá trình chăm bón cho cây. Hệ thống được thiết lập tự động, chính xác và báo cáo chi tiết lịch sử chăm tưới.

 

               

 

         Với hệ thống tưới tự động, giúp đất quanh vùng rễ luôn được giữ ẩm, phần gốc cây luôn sạch và độ ẩm được tăng lên. Hơn nữa còn giúp giảm lượng nước bốc hơi so với hệ thống tưới thủ công bằng vòi nước và nước được tưới đầu lên tất cả các luống dưa chuột.

 

Làm giàn trồng dưa leo baby:

 

         Khi cây bắt đầu ra tua cuốn thì nên cắm giàn cho dưa chuột. Nên cắm giàn hình chữa A. Cần tiến hành buộc ngọn dưa để tránh dây dưa bị dập gãy. Công việc này làm thường xuyên cho đến khi cây ngừng sinh trưởng đảm bảo năng suất và chất lượng quả dưa,…

 

Tỉa nhánh:

 

               

 

         Bạn cần tỉa, cắt bỏ những nhánh phụ, nhánh yếu, không có khả năng ra quả để tập trung cung cấp dinh dưỡng nuôi cây đến khi thân chính bò lên tới đỉnh giàn. Nên để 4 – 6 nhánh phụ và ngắt bỏ chồi của thân chính để cây phát triển ra hoa kết trái sớm.

 

6. PHÒNG NGỪA SÂU BỆNH

 

         Sâu bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của cây trồng. Cần tiến hành phòng ngừa sâu bệnh ngay từ khi bắt đầu ươm cây, làm đất để hạn chế đáng kể các sâu bệnh hại cho cây.

         Thường xuyên tăm nom nhằm phát hiện sâu bệnh sớm để kịp thời xử lý sâu bệnh hại. Chỉ được dùng thuốc bảo vệ thực vật khi thực sự cần thiết và đảm bảo thuốc trong danh mục cho phép.

 

7. THU HOẠCH

         Bạn có thể thu hoạch dưa leo Baby sau 45 ngày kể từ lúc gieo trồng dưa leo Baby hoặc sau 5 ngày kể từ lúc ra hoa. Các bạn nên thu hoạch trong thời gian này vì thời gian này quả còn non ăn sẽ ngon ngọt hơn.

 

Trên đây là những chia sẽ của KaizenAgri về kỹ thuật trồng dưa leo baby, các bạn có nhu cầu sử dụng hệ thống châm phân tự động cũng như các sản phẩm khác của chúng tôi:

 

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP KAIZEN

Văn phòng: Số 15 – NV8, Tổng cục 5 – Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.

Hotline: 086 6030909 – 086 9098080 (Facebook, Zalo, whatsApp,…)

 

Website: www.kaizenagri.com

Các bài viết liên quan